CHÀO MỪNG BẠN ĐÃ ĐẾN TRANG CỦA CHÚNG TÔI

Chúng tôi luôn mong đợi sự chung tay góp sức của cộng đồng để làm bớt đi nỗi bất hạnh của người nghèo và người tàn tật - CHUNG MỘT TẤM LÒNG

Chủ Nhật, 12 tháng 9, 2010

TRIẾT LÝ VỀ TỪ THIỆN

http://vn.360plus.yahoo.com/lac_hong20/article?new=1&mid=71 Phi lộ


ĐÒAN TỪ THIỆN CHUNG MỘT TẤM LÒNG ra đời do tâm nguyện của những người thày thuốc và những tất cả những người cùng chí hướng làm từ thiện muốn đem tình yêu thương và công sức của mình chia sẻ với người nghèo, những bệnh nhân, người tàng tật cần sự giúp đỡ. Đòan luôn mở rộng cửa đón nhận mọi người tham gia với lời mời gọi :


" DÙ BẠN LÀ AI, DÙ BẠN Ở ĐÂU, DÙ BẠN ĐANG LÀM GÌ ? VẨN CÓ THỂ LÀM TỪ THIỆN "




HÌNH ẢNH HỌAT ĐỘNG XEM Ở ĐÂY




ĐIỆN THOẠI LIÊN HỆ: 0907038734 - 01685592159



TRIẾT LÝ PHẬT GIÁO VỀ HẠNH PHÚC


Ðức Phật chỉ dạy bốn đức để đưa đến sự hạnh phúc:


a) Phải có đức tin và tín nhiệm nơi giá trị cao thượng của đạo đức, tinh thần và trí tuệ.


b) Không sát sinh hại vật, không trộm cắp, không lường gạt, không tà dâm, không nói dối, không sử dụng các chất gây nghiện, gây say.


c) Phải bố thí, quảng đại, không tham luyến.


d) Phải khai thông tuệ giác để tận diệt nguồn gốc của sự khổ hầu tiến đến đạo quả Niết Bàn.


Kinh tế Phật giáo còn được nhìn nhận trong những lý giải vô thường, mà chính dân gian đã đúc kết "không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời". Nên hiểu "họ" và "đời" ở đây là một sự phiếm chỉ cho những khả năng thay đổi bất ngờ và vai trò của cá nhân trong việc duy trì và sử dụng tài sản. Sự huỷ hoại của cải có thể đến trong một vài giờ, một vài năm, cho đến một vài chục năm. Hiện thực chỉ ra, trong khi nắm giữ của cải, sự do dự khi chia sẻ (kinh tế) giữa ngôi chùa lớn với ngôi chùa nhỏ, đã cho thấy không đơn giản để nhà sư làm kinh tế khi những động lực hành Bồ tát đạo còn chưa thuần thục.


Bằng không, việc nhà sư làm kinh tế cũng không ngoài cuộc chạy đua để dồn tụ của cải nhằm phát triển ngôi chùa của mình giống như một "công ty" không hơn không kém. Nếu không trả lời được câu hỏi này, có lẽ nhà sư không nên làm kinh tế, vì trước sau, chính nhà sư là người sẽ khoét sâu thêm khoảng cách giàu nghèo vốn đang gia tăng trong xã hội, mà vốn dĩ của cải được nhìn nhận theo tinh thần Phật giáo là luôn luôn vô thường, không bền vững.



QUAN NIỆM CỦA PHẬT VỀ VIỆC LÀM TỪ THIỆN


Bồ tát đạo, trong đó có sáu nguyên tắc: bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí tuệ.


Trong kinh Bố thí, Đức Phật dạy: "Các Tỳ Kheo, có hai loại bố thí - tài thí và pháp thí; trong hai loại bố thí này, pháp thí là cao nhất. Các Tỳ kheo, có hai sự phân phát: Phân phát của cải và phân phát đạo pháp; trong hai sự phân phát này, phân phát đạo pháp là cao nhất. Các Tỳ kheo, có hai cách giúp đỡ (nhiêu ích - anuggaha): Giúp đỡ của cải và giúp đỡ đạo pháp; trong hai cách giúp đỡ này, giúp đỡ đạo pháp là cao nhất".


Theo Đại đức Thích Thanh Thắng VnNet



Quan niệm Làm Từ Thiện


của Đoàn Từ Thiện Chung Một Tấm Lòng


Chia sẻ với cuộc sống, với một người, chỉ với một phần rất nhỏ


cái của mình có thể cho đi để tạo nên những giá trị nhân bản lớn .


1/Làm lệch cán cân đạo đức của xã hội về bên Thiện .



2/ Tạo nên niềm vui, hạnh phúc cả cho người cho và người nhận sự giúp đỡ . Niềm vui và hạnh phúc dù nhỏ cũng làm tăng sức khỏe của con người giúp đề kháng bệnh tật, sống lâu hơn , chất lượng hơn, ý nghĩa hơn . Tăng cường sức lao động (năng suất lao động) và sức sáng tạo xã hội . Xã hội có nhiều người vui, nhiều người khỏe, nhiều người hạnh phúc sẽ là một xã hội tốt đẹp .


IMG0344A[1]


ĐẮC LẮC 31-10-2009 (381).JPG


3/ Làm Từ Thiện là cho đi một cái nhỏ sẽ nhận lại nhiều cái giá trị lớn . Cái lớn nhất là giàu lên ở trong TÂM mà mọi con người luôn phải kính trọng (kể cả kẻ giàu có) vẫn quen được gọi là " TẤM LÒNG VÀNG ". Kế đến là sự thanh thản , phấn chấn trong tâm hồn. Rồi cả người cho và người nhận đều ngộ ra CHÂN GIÁ TRỊ CỦA CUỘC SỐNG (cái gì là quý giá nhất trong cuộc đời này?)...


ĐẮC LẮC 31-10-2009 (330).JPG


3/ Đối với gia đình làm Từ thiện là cách LÀM GƯƠNG giáo dục nhân cách cho con cháu và gương sáng cho hậu duệ về sau SỐNG TỬ TẾ sẽ được may mắn, tránh họa báo . Nhìn vào thực tế những người trẻ tuổi thích tham gia công tác Từ Thiện có thể suy ra rằng họ có một sự hiểu biết tốt , được giáo dục tốt từ trong gia đình hay trong xã hội họ đang sống !.



4/ Nhiều người làm Từ Thiện phong trào sẽ lan rộng lớn lên . Đất nước có nhiều người tốt là đất nước tốt, tương lai tươi đẹp hơn, đáng yêu hơn . Nhiều người tốt sẽ cảm hóa được số ít kẻ xấu, làm cho kẻ xấu hướng thiện có mục tiêu rõ ràng . Làm cho con người có niềm tin vào cuộc sống : Người tốt bao giờ cũng nhiều hơn kẻ xấu , điều tốt bao giờ cũng nhiều hơn điều không tốt , cái đẹp bao giờ cũng nhiều hơn cái xấu .....



5/ Bản chất của Thần Thánh cũng là con người, con người ấy đã trải qua tu luyện, thử thách mà nên. Nuôi Tâm Thiện, làm việc thiện cũng là một trường thử thách . Nghe hai chữ " Từ Thiện " chớ vội tin nó xuất phát từ cái Tâm Thiện . Cái Tâm Thiện chỉ bộc lộ ra trong những công việc cụ thể mà thôi . Như vậy Tham gia với Đoàn Từ Thiện Chung Một Tấm Lòng là để làm việc Tâm Thiện và để lắng nghe tiếng nói tự trái tim của mình, để nghiệm ra điều tốt của con người nằm ở đâu ? và để hứng lấy, tận hưởng lấy niềm vui, hạnh phúc, đích thực do mình tạo ra qua mỗi chuyến đi !


6/ Làm một việc mà vững thêm tay nghề, tăng thêm kỹ năng sống ?Làm một việc mà dư âm còn mãi, dù lớn , dù nhỏ cũng là làm việc ân đức ghi sâu, được mọi người hoan nghênh ? Chỉ là làm việc Thiện !. Làm việc nhỏ mà nên giá trị lớn , bài học lớn cho con cháu đời sau ? Chỉ là làm việc thiện ! Làm một việc mà tâm hồn thảnh thản, tỏa hồn thơ , ý nhạc, người người quý mến , kính trọng, yêu thương nhau ? Chỉ là làm Từ Thiện ! ...Từ thiện chí tâm, thật lòng.


Và còn nhiều giá trị khác nữa đã làm cho ĐOÀN TỪ THIỆN CHUNG MỘT TẤM LÒNG hình thành và phát triển lớn mạnh mỗi ngày !


BS NAM HA


NHÓM SÁNG LẬP ĐOÀN CHUNG MỘT TẤM LÒNG


http://namha.tk


http://tuthien.vnweblogs.com/


Từ thiện - Anh chị em ơi





















Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét