CHÀO MỪNG BẠN ĐÃ ĐẾN TRANG CỦA CHÚNG TÔI

Chúng tôi luôn mong đợi sự chung tay góp sức của cộng đồng để làm bớt đi nỗi bất hạnh của người nghèo và người tàn tật - CHUNG MỘT TẤM LÒNG

Thứ Năm, 7 tháng 10, 2010

GIÚP ĐỒNG BÀO CHĂM NINH THUẬN 22-25/10/2010




ĐỒNG BÀO DÂN TỘC ÍT NGƯỜI TRÊN ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM TA HIỆN NAY CÒN RẤT NHIỀU KHÓ KHĂN NHƯNG HỌ VẪN CỐ GẮNG GIỮ GÌN NHỮNG NÉT RẤT RIÊNG , ĐỘC ĐÁO VỀ VĂN HÓA TRONG KHO TÀNG VĂN HÓA CỦA NƯỚC VIỆT . TRẢI QUA LỊCH SỬ DỰNG NƯỚC VÀ GIỮ NƯỚC CÁC DÂN TỘC ANH EM ĐÃ ĐOÀN KẾT BÊN NHAU CHIẾN ĐẤU CHỐNG NGOẠI XÂM VÀ XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC . VÌ NHỮNG HOÀN CẢNH RIÊNG NÊN NHIỀU ĐỒNG BÀO DÂN TỘC ÍT NGƯỜI BỊ THIẾU THỐN , THIỆT THÒI . CHÍNH VÌ LÝ DO ĐÓ CHÚNG TA CẦN CHIA SẺ , GIÚP ĐỠ HỌ .


ĐOÀN TỪ THIỆN CHUNG MỘT TẤM LÒNG NHẬN ĐƯỢC MỘT BỨC THƯ ĐỀ NGÀY 26/7/2010 ĐỀ NGHỊ ĐẾN XÃ PHƯỚC NAM , HUYỆN THUẬN NAM, TỈNH NINH THUẬN , KHÁM BỆNH MIỄN PHÍ VÀ TẶNG QUÀ CHO DÂN NGHÈO CỦA CHỦ TỊCH UBMTTQ XÃ NGUYỄN VĂN THÁI .


CHÚNG TÔI KÊU GỌI THÀNH VIÊN ĐOÀN TỪ THIỆN CHUNG MỘT TẤM LÒNG, CÁC BẠN ĐỒNG NGHIỆP, CÁC MẠNH THƯỜNG QUÂN CHUNG TAY GÓP SỨC CÙNG CHÚNG TÔI ĐẾN NINH THUẬN GIÚP ĐỠ ĐỒNG BÀO DÂN TỘC CHĂM Ở ĐÂY . NHÂN CHUYẾN ĐI NÀY CHÚNG TA ĐƯỢC THAM QUAN, CHIÊM NGƯỠNG PHONG CẢNH CỦA ĐẤT VEN BIỂN MIỀN CỰC NAM TRUNG BỘ RẤT TUYỆT VỜI . CHÚNG TA CŨNG ĐƯỢC GIỚI THIỆU VỀ NGHỆ THUẬT ẨM THỰC CỦA ĐỊA PHƯƠNG, LÀNG NGHỀ GỐM, DỆT THỔ CẨM TRUYỀN THỐNG VÀ NHIỀU ĐIỀU MỚI LẠ ! CHUYẾN ĐI VÀO 18H00 THỨ NĂM NGÀY 22 /10/2010, KẾT HỢP DU LỊCH TRÊN BIỂN VỀ TRONG NGÀY CHỦ NHẬT 25/10/201O.


NỘI DUNG CHÍNH CHUYẾN CÔNG TÁC : KHÁM BỆNH CHO 500 NGƯỜI , TẶNG 300 PHẦN QUÀ CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC CHĂM


ĐOÀN TỪ THIỆN CHUNG MỘT TẤM LÒNG KÍNH MỜI !


MỌI CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ BS BẰNG 0907038734





IMG_1211


ĐT LIÊN HỆ 0907038734



Chúng tôi kêu gọi lòng hảo tâm của mọi người trên tinh thần " Chung một tấm lòng Chia sẻ tình yêu thương "


Hãy vì bệnh nhân nghèo và người DÂN TỘC CHĂM tham gia cùng chúng tôi !



ĐIỆN THOẠI LIÊN HỆ 0907038734


MỌI ĐÓNG GÓP TÀI TRỢ XIN LIÊN HỆ THỦ QUỸ CỦA ĐOÀN


ĐÔNG Y SĨ NGUYỄN HỒNG THANH


ĐỊA CHỈ : TRUNG TÂM Y TẾ DỰ PHÒNG QUẬN 6


A14/1 CƯ XÁ PHÚ LÂM B BÀ HOM, P13, Q6, TP HCM


ĐIỆN THOẠI 0938122801


" Nhiễu điều phủ lấy giá gương


Người trong một nước phải thương nhau cùng "


" Bầu ơi thương lấy Bí cùng


Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn "


<CA DAO VIET NAM>






Thứ Tư, 6 tháng 10, 2010

TÂN HỒNG ĐỒNG THÁP VÀ CAMCHUCHIA 1/10/2010

ĐOÀN TỪ THIỆN CHUNG MỘT TẤM LÒNG


KHÁM CHỮA BỆNH CHO NGƯỜI GIÀ

NHÂN "NGÀY QUỐC TẾ NGƯỜI CAO TUỔI 1/10 "


TẠI VÙNG BIÊN GIỚI TÂN HỒNG TỈNH ĐỒNG THÁP


Cám ơn Hòa Thượng Thích Chân Thành trụ trì chùa Hòa Long Tp Cao Lãnh, trưởng Ban Từ Thiện Phật Giáo tỉnh Đồng Tháp; Cám ơn qúy chư vị Trưởng Tăng và Phật Tử Tân Hồng, Chính quyền địa phương và Bộ đội Biên Phòng Cửa Khẩu Dinh Bà, đã giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi cho ĐOÀN TỪ THIỆN CHUNG MỘT TẤM LÒNG khám chữa bệnh cho 450 người Việt Kiều Campuchia và bệnh nhân nghèo vùng Biên Giới trong ngày QUỐC TẾ NGƯỜI CAO TUỔI 1/10/2010 .


Cám ơn Toàn thể quý bạn bè, đồng nghiệp , Nhóm Bạn "Tình thương Mến Thương" ! . Cám ơn Bs Thái Hùng BV Quận 6. Cám ơn Bs Nguyễn Văn Tòng Q Bình Tân. Cám ơn Bs Nguyễn thị Phương Lan - Ds Kim Loan Quận 11. Cám ơn Anh Long Quận Tân Phú. Cám ơn Chị Hoa và các bạn của chị ở Quận Binh Thạnh. Cám ơn Chị Mười P Tây Thạnh và gia đình. Cám ơn chị Tâm Hiền Q1. Cám ơn Ds Đào Đường Âu Cơ Tân Bình. Cám ơn Ds Hạnh Dung BV Triều An. Cám ơn Chị Bảy Vinh P Bình Hưng Hòa Quận Tân Phú . Cám ơn Chị Vân Dược Tá ở Phước Lý . Cám ơn Anh Công Minh Q11. Cám ơn Nhóm Bs Trẻ và các bạn Sinh Viên Đại học Phạm Ngọc Thạch...và tất cả quý vị đã phát tâm vì người nghèo chia sẻ tình yêu thương, làm nên một chuyến đi thật vui, thật ấn tượng , mang nhiều ý nghĩa Tình người .


Chúng tôi trân trọng sự đóng góp của quý vị cho chuyến đi . Ban tổ chức và những bệnh nhân nghèo xin ghi sâu công đức của quý vị !


Chúng tôi cũng mong quý vị cảm thông sâu sắc công việc vô cùng khó khăn của Ban Tổ chức mà bỏ qua những thiếu sót trong công tác tổ chức và mong tất cả lại tiếp tục đồng hành đồng hành cùng chúng tôi đến với người nghèo, người tàn tật bằng tất cả tấm lòng vị tha và tình yêu thương con người .


Kính chúc quý vị nhiều sức khỏe, làm được nhiều việc Phước Thiện, gặp nhiều may mắn trong cuộc sống !


BAN TỔ CHỨC




Cám ơn Hòa Thượng Thích Chân Thành trụ trì chùa Hòa Long Tp Cao Lãnh, trưởng Ban Từ Thiện Phật Giáo tỉnh Đồng Tháp; Cám ơn qúy chư vị Trưởng Tăng và Phật Tử Tân Hồng, Chính quyền địa phương và Bộ đội Biên Phòng Cửa Khẩu Dinh Bà, đã giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi cho ĐOÀN TỪ THIỆN CHUNG MỘT TẤM LÒNG khám chữa bệnh cho 450 người Việt Kiều Campuchia và bệnh nhân nghèo vùng Biên Giới trong ngày QUỐC TẾ NGƯỜI CAO TUỔI 1/10/2010 . Cám ơn Toàn thể quý bạn bè, đồng nghiệp , Nhóm Bạn "Tình thương Mến Thương" ! . Cám ơn Bs Thái Hùng BV Quận 6. Cám ơn Bs Nguyễn Văn Tòng Q Bình Tân. Cám ơn Bs Nguyễn thị Phương Lan - Ds Kim Loan Quận 11. Cám ơn Anh Long Quận Tân Phú. Cám ơn Chị Hoa và các bạn của chị ở Quận Binh Thạnh. Cám ơn Chị Mười P Tây Thạnh và gia đình. Cám ơn chị Tâm Hiền Q1. Cám ơn Ds Đào Đường Âu Cơ Tân Bình. Cám ơn Ds Hạnh Dung BV Triều An. Cám ơn Chị Bảy Vinh P Bình Hưng Hòa Quận Tân Phú . Cám ơn Chị Vân Dược Tá ở Phước Lý . Cám ơn Anh Công Minh Q11. Cám ơn Nhóm Bs Trẻ và các bạn Sinh Viên Đại học Phạm Ngọc Thạch...và tất cả quý vị đã phát tâm vì người nghèo chia sẻ tình yêu thương, làm nên một chuyến đi thật vui, thật ấn tượng , mang nhiều ý nghĩa Tình người .

CHÂU ĐỐC 25/9/2010

http://tuthien.vnblog.com/

Khám bệnh cho đồng bào nghèo và đồng bào Chăm An Giang 25/9/2010



ĐOÀN TỪ THIỆN CHUNG MỘT TÂM LÒNG ĐÃ CÙNG CÁC ĐỒNG NGHIỆP CÁC MẠNH THƯỜNG QUÂN THỰC HIỆN CHUYẾN CÔNG KHÁM CHƯÃ BỆNH CHO DÂN NGHÈO VÀ ĐỒNG BÀO DÂN TỘC CHĂM AN GIANG TẠI XÃ ĐA PHƯỚC, HUYỆN AN PHƯỚC (kHU VỰC CỒN TIÊN THỊ XÃ CHÂU ĐỐC). ĐOÀN GHÉ THĂM THÀNH PHỐ LONG XUYÊN TỈNH AN GIANG, THÀNH PHỐ CAO LÃNH TỈNH ĐỒNG THÁP , VIẾNG CHÙA HÒA LONG . ĐOÀN ĐÃ KHÁM PHÁT THUỐC MIỄN PHÍ CHO 1300 BỆNH NHÂN .


Chúng tôi chân thành cám ơn Bs Huệ (Nguyên là Bác sĩ VLTL BV Chợ Rãy ), Cám ơn Gia đình Anh Tám ở Đa Phước, và các Mạnh Thường quân , các đồng nghiệp đã chung sức cùng chúng tôi .


Kính mời xem lại hình ảnh chuyến đi CHUNG MỘT TẤM LÒNG thật vui ! Thật ấn tượng . Chuyến đi xiết chặt tình bằng hữu, thử thách tình yêu thương con người, ý chí quyết tâm cũa những người lấy việc thiện làm lẽ sống , vượt qua mọi khó khăn thử thách ! ....VẪN CA VANG TRÊN TỪNG CÂY SỐ XUÔI NGƯỢC MIỀN ĐẤT CỬU LONG










http://picasaweb.google.com/namha.006/CHAUOCANGIANG2592009#


http://dttcmtl.blogspot.com/2010/09/kham-benh-cho-ong-bao-ngheo-va-ong-bao.html





CHUYẾN TỪ THIỆN THĂM VÙNG BIÊN GIỚI CAMPUCHIA TÂN HỒNG ĐT,


KHÁM BỆNH CHO ĐỒNG BÀO NGHÈO THỨ SÁU 1/10 THỨ BẢY 2/10/2010 (24/8 AL)



Chúng tôi kêu gọi lòng hảo tâm của mọi người trên tinh thần “ Chung một tấm lòng Chia sẻ tình yêu thương “


Hãy vì bệnh nhân nghèo và ĐỒNG BÀO VÙNG BIÊN GIỚI CAMPUCHIA tham gia cùng chúng tôi !


ĐIỆN THOẠI LIÊN HỆ :0907038734


MỌI ĐÓNG GÓP TÀI TRỢ XIN LIÊN HỆ THỦ QUỸ CỦA ĐOÀN


ĐÔNG Y SĨ NGUYỄN HỒNG THANH


ĐỊA CHỈ : TRUNG TÂM Y TẾ DỰ PHÒNG QUẬN 6


A14/1 CƯ XÁ PHÚ LÂM B BÀ HOM, P13, Q6, TP HCM


ĐIỆN THOẠI 0938122801


“ Dẫu xây chín bậc Phù Đồ


Chẳng bằng làm Phước cứu cho một người



http://chungmottamlong.xanga.com/




ĐĂNG KÍ VỚI BAN TỔ CHỨC ĐT 0913165671 - 0907038734





ĐOÀN TỪ THIỆN CHUNG MỘT TÂM LÒNG ĐÃ CÙNG CÁC ĐỒNG NGHIỆP CÁC MẠNH THƯỜNG QUÂN THỰC HIỆN CHUYẾN CÔNG KHÁM CHƯÃ BỆNH CHO DÂN NGHÈO VÀ ĐỒNG BÀO DÂN TỘC CHĂM AN GIANG TẠI XÃ ĐA PHƯỚC, HUYỆN AN PHƯỚC (kHU VỰC CỒN TIÊN THỊ XÃ CHÂU ĐỐC). ĐOÀN GHÉ THĂM THÀNH PHỐ LONG XUYÊN TỈNH AN GIANG, THÀNH PHỐ CAO LÃNH TỈNH ĐỒNG THÁP , VIẾNG CHÙA HÒA LONG . ĐOÀN ĐÃ KHÁM PHÁT THUỐC MIỄN PHÍ CHO 1300 BỆNH NHÂN . Chúng tôi chân thành cám ơn Bs Huệ (Nguyên là Bác sĩ VLTL BV Chợ Rãy ), Cám ơn Gia đình Anh Tám ở Đa Phước, và các Mạnh Thường quân , các đồng nghiệp đã chung sức cùng chúng tôi . Kính mời xem lại hình ảnh chuyến đi CHUNG MỘT TẤM LÒNG thật vui ! Thật ấn tượng . Chuyến đi xiết chặt tình bằng hữu, thử thách tình yêu thương con người, ý chí quyết tâm cũa những người lấy việc thiện làm lẽ sống , vượt qua mọi khó khăn thử thách ! ....VẪN CA VANG TRÊN TỪNG CÂY SỐ XUÔI NGƯỢC MIỀN ĐẤT CỬU LONG

Chủ Nhật, 12 tháng 9, 2010

GiúpĐồng bào dân tộc Stiêng Bình Phước19/9/2010






CHUYẾN TỪ THIỆN BÌNH PHƯỚC 19/9/2010


CHỦ ĐỀ "VUI TRUNG THU CÙNG NGƯỜI S'TIÊNG Ở BÌNH PHƯỚC "


HUYỆN HỚN QUẢN - HUYỆN ĐỒNG PHÚ, TỈNH BÌNH PHƯỚC


ĐOÀN TỪ THIỆN CHUNG MỘT TẤM LÒNG ĐÃ KHÁM CHỮA BỆNH CHO 350 BỆNH NHÂN, TẶNG QUÀ TRUNG THU CH0 2OO NGƯỜI NGHÈO VÀ 300 TRẺ EM NGƯỜI DÂN TỘC STIENG TRONG NGÀY CHỦ NHẬT 19/9/2010


BAN TỔ CHỨC CHÂN THÀNH GỬI LỜI CÁM ƠN TỚI :


Cám ơn Đảng ủy, MTTQ, UBNG, Trạm Y Tế xã TÂN HIỆP đã đón tiếp, phục vụ và hợp tác tích cực, tạo mọi thuận lợi cho chuyến công tác nhân đạo Khám bệnh, phát thuốc, phát quà cho Đồng bào và Các em thiếu nhi người dân tộc Stiêng địa phương của


ĐOÀN TỪ THIỆN CHUNG MỘT TẤM LÒNG


tại xã TÂN HIỆP trong ngày 19/9/2010.




Xin tri ân Ls Hiệp, Anh Hiến ( Huyện Đồng Phú), Sơ Tuyết, Sơ Kiều, Sơ Liên(Huyện Hơn Qủan) đã giúp chúng tôi hoàn thành tốt chuyến công tác này,


CÁM ƠN CÁC CÁC THÀNH VIÊN CHUYẾN CÔNG TÁC


Cám ơn tập thể Dược sĩ, Y Bác sĩ và các bạn đồng nghiệp : Loan, Phương, Tuyết, Phương Lan, Trường , Ái, Thọ, Hồng, Thu, ...đã lo toàn bộ công tác Khám bệnh và cung cấp Thuốc cho Bệnh nhân.


Cám ơn nhóm bạn Bệnh Viện Quận 6 ( Chị Thu - A Thọ ) đã đóng góp hỗ trợ tiền xe 400 000 đ ( Bốn trăm nghìn đồng)


Cám ơn nhóm bạn Anh Trần Vương Khôi đã tham gia cố vấn và cổ vũ , quay phim chụp ảnh tư liệu, thông tin liên lạc, thư ký và hỗ trợ cho chuyến đi ( Chị Nhi, Anh Son, Chị Mai Thu - đóng góp 200 000 đ (Hai trăm ngàn đồng))


Cám ơn Nhóm bạn Cô Thanh Trúc Công Ty Vifon (Chị Quỳnh My, Chị Chín, Anh Lương Gia Vinh, Chị Cẩm Thuý) đã trao 150 phần quà nhân dịp Trung Thu cho các em Thiếu Nhi người dân tộc STiêng ( 150 Bánh Trung Thu + 150 Lồng đèn + 150 Bloc sưã Vinamilk + 500 cuốn vở viết).


Cám ơn Chị bảy Vinh và nhóm bạn (Ngã Tư Bốn xã)+ Nhóm bạn Chị Quỳnh 90 Hà Tôn Quyền Q11 (Anh Phúc, Chị Phụng) đã cùng trao 100 chai Dầu Ăn, 150 bộ đèn lồng, 150 phần Bánh Trung Thu, 200 phần quà.


Cám ơn Chị Hiên Chủ lò Bánh Ướt Phú Lâm đã góp 10 thùng Mỳ Hảo Hảo, 10 gói bột Ngọt Ajinomoto.


Cám ơn Chị Mai Tường Vy đã tặng 8 thùng sữa tươi Friso (420 hộp giấy) và 100 đôi dép nhựa


Cám ơn Nhóm Bạn của Anh Long - Chị Mười đã góp 10 thùng Mỳ Hảo Hảo


Cám ơn Nhóm bạn Anh Lại Đức Miên - Chị Hiền Q1 (Góp 50 bánh Đức Phát - 100 000 đ ( Một trăm nghìn đồng))


Cám ơn Cô Lệ Thu đã góp 40 Chai nước Tương


Cám ơn Cô Minh Châu đã cung cấp nước uống cho các Y Bs khám bệnh.


Cám ơn Nhóm bạn Chị Thy Oanh - Anh Thiện - Anh Bảy Danh đã tham gia góp sức cho chuyến đi ( Chuẩn bị quà, 10 bao quần áo )


Cám ơn Anh Châu Văn Luôn TTYTDP Q6 (2 thùng nước uống Lavi ), Chị Châu Thị Mười 320/4 Tỉnh Lộ 10( 100 000 đ - một trăm ngàn đồng)


Cám ơn Chị Nguyễn Thị Ngọc Loan Chủ quán Càfe Nuôi 29 Phố Yên Phụ, Tây Hồ, Hà Nội đóng góp 1 000 000 đ ( Một triệu đồng ).


Cám ơn Tài Xế xe 53 N- 4275 Nguyễn Văn Đức 8/1 Quang Trung,P14, Q Gò Vấp 0909829031 đã rất tận tuỵ, nhiệt tình đưa rước Từ Thiện viên, vận chuyển hàng cứu trợ rất được khen ngợi .


Xin chân thành cám ơn tất cả !


VÀ GỬI TỚI CÁC THÀNH VIÊN NỘI DUNG THƯ CÁM ƠN


CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG


Thư Cám ơn của UBND xã TÂN HIỆP


IMG_2287



BAN TỔ CHỨC


BS BẰNG ĐT O907038734


A VƯƠNG KHÔI ĐT 0918519542


ANH MIÊN 01222958987


CÔ THY OANH 0984624069


************************************************




Chúng tôi kêu gọi lòng hảo tâm của mọi người


trên tinh thần " Chung một tấm lòng Chia sẻ tình yêu thương "


Hãy vì bệnh nhân nghèo và người tàn tật tham gia cùng chúng tôi !


ĐIỆN THOẠI LIÊN HỆ 0907038734


MỌI ĐÓNG GÓP TÀI TRỢ XIN LIÊN HỆ THỦ QUỸ CỦA ĐOÀN


ĐÔNG Y SĨ NGUYỄN HỒNG THANH


ĐỊA CHỈ : TRUNG TÂM Y TẾ DỰ PHÒNG QUẬN 6


A14/1 CƯ XÁ PHÚ LÂM B BÀ HOM, P13, Q6, TP HCM


ĐIỆN THOẠI 0938122801


" Dẫu xây chín bậc Phù Đồ


Chẳng bằng làm Phước cứu cho một người


ĐỒNG BÀO DÂN TỘC ÍT NGƯỜI TRÊN ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM TA HIỆN NAY CÒN RẤT NHIỀU KHÓ KHĂN NHƯNG HỌ VẪN CỐ GẮNG GIỮ GÌN NHỮNG NÉT RẤT RIÊNG , ĐỘC ĐÁO VỀ VĂN HÓA TRONG KHO TÀNG VĂN HÓA CỦA NƯỚC VIỆT . TRẢI QUA LỊCH SỬ DỰNG NƯỚC VÀ GIỮ NƯỚC CÁC DÂN TỘC ANH EM ĐÃ ĐOÀN KẾT BÊN NHAU CHIẾN ĐẤU CHỐNG NGOẠI XÂM VÀ XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC . VÌ NHỮNG HOÀN CẢNH RIÊNG NÊN NHIỀU ĐỒNG BÀO DÂN TỘC ÍT NGƯỜI BỊ THIẾU THỐN , THIỆT THÒI . CHÍNH VÌ LÝ DO ĐÓ CHÚNG TA CẦN CHIA SẺ , GIÚP ĐỠ HỌ .


*****************************


TÌM HIỂU


NGƯỜI S'TIÊNG Ở BÌNH PHƯỚC


ly_ngoc_87
A.Lí do chọn đề tài
Người stiêng ở Bình phước là một dân tộc ít người ở Việt Nam tập trung ở tỉnh Bình Phước. Thuộc khu vực Đông Nam Bộ và có quan hệ lịch sử với nhiều tộc người bản địa ở Tây Nguyên. Trong những năm gần đây vùng dân tộc stiêng đã có nhiều thay đổi lớn. Nhưng về mặt kinh tế xã hội vùng stiêng còn khá chậm phát triển và gặp không ít khó khăn. Tình trạng du canh du cư của người stieng mới tạm chấm dứt cách đây không lâu. Kinh tế nương rẫy với kỹ thuật canh tác đơn giản, lạc hậu còn chiếm vị trí chủ yếu trong đời sống xã hội. Những phong tục, tập quán, cấu trúc gia đình dòng họ và cư trú còn mang nhiều dấu vết của thời kì nguyên thủy đang chi phối không ít đến sinh hoạt, xã hội của người stieng.
Người stieng trong quá khứ cũng như trong hiện tại có những quan hệ về nguồn gốc lịch sử phát triển tộc người. Và có những mối giao lưu văn hóa với các dân tộc ít người ở Tây Nguyên. Vì vậy việc hiểu biết về tộc người stieng sẽ góp phần hiểu biết về xã hội các dân tộc ít người ở Bình Phước, Tây Nguyên.
B. Nội dung
Chương I: cấu trúc văn hóa
I.1 Chủ thể văn hóa
Người Stieng ở Bình Phước là một dân tộc bản địa có số dân đông nhất là 98.000 người chiếm 17,4% dân số toàn tỉnh. Họ tập trung cư trú về phía bắc thượng nguồn dòng sông Bé ( Người Stieng gọi dòng sông này là DakLung hay DakLay).
Người Stieng là tộc người bản địa ở đây có nền văn hóa đặc trưng tồn tại lâu đời.
I.2 Không gian văn hóa
Vào khoảng thế kỉ XIX, vùng cư trú của người Stieng về phía Nam kéo dài từ khoảng sông Bé đổ vào sông Đồng Nai, khu vực Hớn Quảng, Nha Bích là những địa điểm cư trú cực Nam của người Stieng vào đầu thế kỉ XX.
Theo truyền thuyết và các ghi chép của Quốc Sử Quán của nhà Nguyễn thì người Stieng có địa bàn cư trú kéo dài đến tận chân núi Bà Đen ở Tây Ninh.
I.3 Thời gian văn hóa
Người Stieng là tộc người cư trú sớm nhất, thế kỉ XIX, người stieng ở đây đã có sự giao lưu tiếp xúc với người Khmer, người Chăm và đặc biệt họ có sự cộng cư đan xen với người M’nông từ lâu. Vì vậy mà người Stieng ở Bình Phước có một nền văn hóa mang nhiều sắc thái chung với những người anh em xung quanh và người Stieng có những đặc trưng văn hóa tồn tại lâu đời mà chỉ người Stieng mới có.
Chương II: Đặc trưng văn hóa
II.1 Cách thức hoạt động sản xuất
Người Stieng sớm gắn bó với đất rừng (terpri) nhiều thế kỉ trôi qua người Stieng đã khai thác rừng và đất rừng để duy trì cuộc sống và sự phát triển của mình. Hoạt động sản xuất của người Stieng vẫn còn mang tính cộng đồng khá đậm nét. Cùng nhau khai thác một vùng đất rừng cùng tiến hành gieo trồng vào các thời gian như nhau, cùng giúp đỡ lẫn nhau trong sản xuất.
II.2 Tín ngưỡng, phong tục, lễ hội
II.2.1 Tín ngưỡng
Người stieng là cư dân nông nghiệp trồng lúa nước, đất đai là một tư liệu sản xuất quan trọng. Trong tín ngưỡng họ nhắc đến “yangpri” (thần rừng). vị thần này được người Stieng sùng bái và cầu nguyện trong mọi trường hợp bất trắc và cần sự giúp đỡ. “yangpri” có quyền lực vô biên, quyết định sự sinh tồn của mọi người Stieng sinh sống trên vùng đất rừng dưới quyền cai quản của thần.
Người Stieng quan niệm về thế giới siêu nhiên: trong quan niệm sơ khai của người Stieng, ngoài thế giới của con người đang sống còn tồn tại nhiều thế giới của thần linh ma quỷ, của người đã chết. Người Stieng có nhiều vị thần, hầu hết các vật đều có thần mà họ gọi là “yang”. Các thần linh ngự trị bên trên mặt đất, không gian và ngay cả trong lòng đất. Đất cũng có thần đất (yangter) ngự trong lòng đất. Rừng có thần rừng (yangpri) sinh sống trong những khu rừng thiêng. Các vị thần chịu trách nhiệm cai quản những gì thuộc về khu vực hoặc liên quan đến mình, một mặt giúp đỡ con người trong đời sống, mặt khác sẽ trừng phạt những kẻ độc ác xâm phạm đến thần linh bằng cách gây ốm đau bênh tật.
II.2.2 Phong tục
Tục cà răng:( tiếng dân tộc gọi là kosho) trẻ em từ 15 tuổi trở lên khi đã mọc hết răng thì bắt đầu cà răng. Nếu không cà răng sau này sẽ bị sâu đục và không có răng. Người Stieng cho rằng con gái không cà răng thì không được hạnh phúc trong hôn nhân, gia đình. Nếu đàn bà không chịu cà răng thì bị coi là người không có nhân phẩm. Ngày nay con gái stieng ở những vùng sâu vùng xa nếu như chưa cà răng vẫn khó lấy chồng.
Tục căng tai: (tiếng dân tộc gọi là torshutor) người Stieng cho rằng nếu không căng tai về già không sáng suốt, thông minh, còn có thể bị bệnh đần độn. Nếu phụ nữ không có con gái thì hai vợ chồng phải cùng nhau căng tai, họ cho rằng cà răng căng tai còn là biểu hiện quan niệm về cái đẹp.
II.2.3 Lễ hội
Lễ hội truyền thống của người Stieng: Lễ hội mừng lúa mới, lễ hội đâm trâu, nghi lễ đặt tên cho một thành viên mới.
Lễ hội mừng lúa mới (năng ba) tổ chức ngay khi thu hoạch được gùi lúa đầu tiên. Ngày tết mừng lúa mới nhà nào cũng sắm váy mới, áo mới cho thanh niên, phụ nữ ai cũng đeo hết các trang sức mà mình có để khoe với mọi người trong buôn. Các gia đình có hàng chục ché rượu cần và mổ trâu bò, heo để thiết đãi bà con buôn làng.
Nghi lễ đặt tên cho thành viên mới đây là một nghi lễ quan trọng trong hàng loạt nghi lễ vòng đời người.
Khi một đứa bé chào đời, là một sự kiện quan trọng. Bên cạnh niềm vui là trách nhiệm của gia đình và cộng đồng. Lễ đặt tên cho thành viên mới thường được tiến hành khi đứa trẻ được 2 đến 3 tháng tuổi; gia chủ chuẩn bị lễ vật: một con lợn, một con gà, một ché rượu cần, một kỷ vật cho đứa bé, sau đó gia đình mời già làng đến làm chủ lễ.
II.2.4 Văn hóa nghệ thuật
Người s’tiêng còn lưu giữ, kể cho nhau nghe rất nhiều truyện cổ tích, đặc biệt là loại truyện kể có liên quan đến địa danh. Lịch sử tộc người s’tiêng là vị tổ Djiêng - ngự trên núi Bà Rá vị tổ này rất giỏi về nghề làm lúa, săn bắn, rèn vũ khí, làm các bẫy thú rừng và dạy người stiêng biết yêu thương nhau. Ngoài ra còn rất nhiều câu truyện kể, thơ ca dân gian được những người già làng kể lại cho con cháu nghe.
Âm nhạc là những bài hát, múa, đặc biệt là đánh cồng chiêng với ngôn ngữ và sắc thái âm nhạc đặc trưng, tiếng cồng chiêng của người s’tiêng chuyền tải nhiều cảm xúc tâm trạng khác nhau đến người nghe và nó được xem là yếu tố tinh thần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người s’tiêng.
Chương III: Cách thức ăn, Ở, mặc
III.1 Nơi ở
Người stieng ở trong những ngôi nhà dài, tuy nhiên ở mỗi vùng khác nhau do điều kiện địa lí môi trường cư trú khác nhau mà ngôi nhà dài nơi đại gia đình cùng sống mang những đặc điểm riêng của từng vùng. Nhưng nhìn chung đều có những đặc điểm chung. Ngôi nhà được dài được lợp bằng tranh vách phên tre, có cửa ra vào phía đầu nhà. Không gian bên trong là nơi sinh sống của đại gia đình, phân chia làm nhiều bếp, người stieng gọi là ‘nak ’ tương dương với mỗi hộ gia đình nhỏ.
III.2 Trang phục
Trong điều kiện khí hậu rừng nhiệt đới nóng và ẩm, người stieng phục sức khá giản dị thuận tiện cho sinh hoạt và lao động. Trước đây đàn ông đóng khố ở trần, phụ nữ mặc váy ngắn đến bắp chân, áo chui đầu, nhưng thường ngày họ ít mặc áo, thích ở trần. Một số vùng phụ nữ stieng cũng mặc khố giống đàn ông. Vải may y phục do người stieng tự dệt hoặc trao đổi với người Mạ…
III.3 Ăn uống
Gạo và các loại bắp, khoai, sắn là lương thực thực phẩm chính của người stieng. Buổi sáng sớm phụ nữ stieng giã thóc trong các cối gỗ để lấy gạo ăn trong ngày. Cơm hoặc cháo là cách chế biến thức ăn phổ biến của người stieng. Người stieng thường nấu canh trong các ống tre, lồ ô lớn. Thức ăn hàng ngày của người stieng khá đạm bạc thường là rau rừng và vài con cá nhỏ bắt ở sông, suối hoặc một mẩu thịt rừng khô là đủ cho vả nhà.
C. Kết luận
Người s’tiêng ở bình phước là một dân tộc ít người. Nhưng trong quá trình hình thành và phát triển người stiêng đã tích lũy được những kinh nghiệm những truyền thống văn hóa của cha ông để lại tạo thanh bản sắc riêng của dân tộc mình. Các giá trị văn hóa đó được bảo lưu và thề hiện trên nhiều phương diện như tín ngưỡng phong tục tập quán, văn hóa nghệ thuật, lễ hội và cách ứng xử trong đời sống xã hội. Những giá trị văn hóa đó đã góp phần vào việc hình thành và tạo nên những quan hệ xã hội, và các mối quan hệ trong hoạt động sản xuất của người stiêng làm cho đời sống của người s’tiêng ngày càng phát triển.
Tài liệu tham khảo:
1. Phan An, Hệ thống xã hội tộc người của người Stiêng ở Việt Nam (từ giữa thế kỷ XIX đến năm 1975), NXB Đại học Quốc Gia TP.HồChí Minh: 2007
2.
http://www.vietbao.vn/Tet/Tet-cua-cac-d ... 16514/365/
3. http://www.binhthuan.gov.vn/khtt/vanhoa ... 000000.htm
4. http://www.baobinhduong.org.vn/detail.aspx?Item=79002
5. http://www.tintuc.xalo.vn/00-565739709/ ... i_mot.html
6. http://www.tanhlinh.com/tlnn/tlnn-474-L ... tieng.html







Mời xem tòan bộ hình ảnh


CHUYẾN TỪ THIỆN BÌNH PHƯỚC 19/9/2010


CHỦ ĐỀ"VUI TRUNG THU CÙNG NGƯỜI S'TIÊNG Ở BÌNH PHƯỚC "




Album sẽ tự chạy Slide Show

Nếu mạng quá yếu xin NHẤP CHỘT VÀO ĐÂY




Chọn hình ảnh để lưu lại tại đây










Bình Phước, Hớn Qủan-Đồng Phú 19/9/2009