CHÀO MỪNG BẠN ĐÃ ĐẾN TRANG CỦA CHÚNG TÔI

Chúng tôi luôn mong đợi sự chung tay góp sức của cộng đồng để làm bớt đi nỗi bất hạnh của người nghèo và người tàn tật - CHUNG MỘT TẤM LÒNG

Chủ Nhật, 12 tháng 9, 2010

GiúpĐồng bào dân tộc Stiêng Bình Phước19/9/2010






CHUYẾN TỪ THIỆN BÌNH PHƯỚC 19/9/2010


CHỦ ĐỀ "VUI TRUNG THU CÙNG NGƯỜI S'TIÊNG Ở BÌNH PHƯỚC "


HUYỆN HỚN QUẢN - HUYỆN ĐỒNG PHÚ, TỈNH BÌNH PHƯỚC


ĐOÀN TỪ THIỆN CHUNG MỘT TẤM LÒNG ĐÃ KHÁM CHỮA BỆNH CHO 350 BỆNH NHÂN, TẶNG QUÀ TRUNG THU CH0 2OO NGƯỜI NGHÈO VÀ 300 TRẺ EM NGƯỜI DÂN TỘC STIENG TRONG NGÀY CHỦ NHẬT 19/9/2010


BAN TỔ CHỨC CHÂN THÀNH GỬI LỜI CÁM ƠN TỚI :


Cám ơn Đảng ủy, MTTQ, UBNG, Trạm Y Tế xã TÂN HIỆP đã đón tiếp, phục vụ và hợp tác tích cực, tạo mọi thuận lợi cho chuyến công tác nhân đạo Khám bệnh, phát thuốc, phát quà cho Đồng bào và Các em thiếu nhi người dân tộc Stiêng địa phương của


ĐOÀN TỪ THIỆN CHUNG MỘT TẤM LÒNG


tại xã TÂN HIỆP trong ngày 19/9/2010.




Xin tri ân Ls Hiệp, Anh Hiến ( Huyện Đồng Phú), Sơ Tuyết, Sơ Kiều, Sơ Liên(Huyện Hơn Qủan) đã giúp chúng tôi hoàn thành tốt chuyến công tác này,


CÁM ƠN CÁC CÁC THÀNH VIÊN CHUYẾN CÔNG TÁC


Cám ơn tập thể Dược sĩ, Y Bác sĩ và các bạn đồng nghiệp : Loan, Phương, Tuyết, Phương Lan, Trường , Ái, Thọ, Hồng, Thu, ...đã lo toàn bộ công tác Khám bệnh và cung cấp Thuốc cho Bệnh nhân.


Cám ơn nhóm bạn Bệnh Viện Quận 6 ( Chị Thu - A Thọ ) đã đóng góp hỗ trợ tiền xe 400 000 đ ( Bốn trăm nghìn đồng)


Cám ơn nhóm bạn Anh Trần Vương Khôi đã tham gia cố vấn và cổ vũ , quay phim chụp ảnh tư liệu, thông tin liên lạc, thư ký và hỗ trợ cho chuyến đi ( Chị Nhi, Anh Son, Chị Mai Thu - đóng góp 200 000 đ (Hai trăm ngàn đồng))


Cám ơn Nhóm bạn Cô Thanh Trúc Công Ty Vifon (Chị Quỳnh My, Chị Chín, Anh Lương Gia Vinh, Chị Cẩm Thuý) đã trao 150 phần quà nhân dịp Trung Thu cho các em Thiếu Nhi người dân tộc STiêng ( 150 Bánh Trung Thu + 150 Lồng đèn + 150 Bloc sưã Vinamilk + 500 cuốn vở viết).


Cám ơn Chị bảy Vinh và nhóm bạn (Ngã Tư Bốn xã)+ Nhóm bạn Chị Quỳnh 90 Hà Tôn Quyền Q11 (Anh Phúc, Chị Phụng) đã cùng trao 100 chai Dầu Ăn, 150 bộ đèn lồng, 150 phần Bánh Trung Thu, 200 phần quà.


Cám ơn Chị Hiên Chủ lò Bánh Ướt Phú Lâm đã góp 10 thùng Mỳ Hảo Hảo, 10 gói bột Ngọt Ajinomoto.


Cám ơn Chị Mai Tường Vy đã tặng 8 thùng sữa tươi Friso (420 hộp giấy) và 100 đôi dép nhựa


Cám ơn Nhóm Bạn của Anh Long - Chị Mười đã góp 10 thùng Mỳ Hảo Hảo


Cám ơn Nhóm bạn Anh Lại Đức Miên - Chị Hiền Q1 (Góp 50 bánh Đức Phát - 100 000 đ ( Một trăm nghìn đồng))


Cám ơn Cô Lệ Thu đã góp 40 Chai nước Tương


Cám ơn Cô Minh Châu đã cung cấp nước uống cho các Y Bs khám bệnh.


Cám ơn Nhóm bạn Chị Thy Oanh - Anh Thiện - Anh Bảy Danh đã tham gia góp sức cho chuyến đi ( Chuẩn bị quà, 10 bao quần áo )


Cám ơn Anh Châu Văn Luôn TTYTDP Q6 (2 thùng nước uống Lavi ), Chị Châu Thị Mười 320/4 Tỉnh Lộ 10( 100 000 đ - một trăm ngàn đồng)


Cám ơn Chị Nguyễn Thị Ngọc Loan Chủ quán Càfe Nuôi 29 Phố Yên Phụ, Tây Hồ, Hà Nội đóng góp 1 000 000 đ ( Một triệu đồng ).


Cám ơn Tài Xế xe 53 N- 4275 Nguyễn Văn Đức 8/1 Quang Trung,P14, Q Gò Vấp 0909829031 đã rất tận tuỵ, nhiệt tình đưa rước Từ Thiện viên, vận chuyển hàng cứu trợ rất được khen ngợi .


Xin chân thành cám ơn tất cả !


VÀ GỬI TỚI CÁC THÀNH VIÊN NỘI DUNG THƯ CÁM ƠN


CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG


Thư Cám ơn của UBND xã TÂN HIỆP


IMG_2287



BAN TỔ CHỨC


BS BẰNG ĐT O907038734


A VƯƠNG KHÔI ĐT 0918519542


ANH MIÊN 01222958987


CÔ THY OANH 0984624069


************************************************




Chúng tôi kêu gọi lòng hảo tâm của mọi người


trên tinh thần " Chung một tấm lòng Chia sẻ tình yêu thương "


Hãy vì bệnh nhân nghèo và người tàn tật tham gia cùng chúng tôi !


ĐIỆN THOẠI LIÊN HỆ 0907038734


MỌI ĐÓNG GÓP TÀI TRỢ XIN LIÊN HỆ THỦ QUỸ CỦA ĐOÀN


ĐÔNG Y SĨ NGUYỄN HỒNG THANH


ĐỊA CHỈ : TRUNG TÂM Y TẾ DỰ PHÒNG QUẬN 6


A14/1 CƯ XÁ PHÚ LÂM B BÀ HOM, P13, Q6, TP HCM


ĐIỆN THOẠI 0938122801


" Dẫu xây chín bậc Phù Đồ


Chẳng bằng làm Phước cứu cho một người


ĐỒNG BÀO DÂN TỘC ÍT NGƯỜI TRÊN ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM TA HIỆN NAY CÒN RẤT NHIỀU KHÓ KHĂN NHƯNG HỌ VẪN CỐ GẮNG GIỮ GÌN NHỮNG NÉT RẤT RIÊNG , ĐỘC ĐÁO VỀ VĂN HÓA TRONG KHO TÀNG VĂN HÓA CỦA NƯỚC VIỆT . TRẢI QUA LỊCH SỬ DỰNG NƯỚC VÀ GIỮ NƯỚC CÁC DÂN TỘC ANH EM ĐÃ ĐOÀN KẾT BÊN NHAU CHIẾN ĐẤU CHỐNG NGOẠI XÂM VÀ XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC . VÌ NHỮNG HOÀN CẢNH RIÊNG NÊN NHIỀU ĐỒNG BÀO DÂN TỘC ÍT NGƯỜI BỊ THIẾU THỐN , THIỆT THÒI . CHÍNH VÌ LÝ DO ĐÓ CHÚNG TA CẦN CHIA SẺ , GIÚP ĐỠ HỌ .


*****************************


TÌM HIỂU


NGƯỜI S'TIÊNG Ở BÌNH PHƯỚC


ly_ngoc_87
A.Lí do chọn đề tài
Người stiêng ở Bình phước là một dân tộc ít người ở Việt Nam tập trung ở tỉnh Bình Phước. Thuộc khu vực Đông Nam Bộ và có quan hệ lịch sử với nhiều tộc người bản địa ở Tây Nguyên. Trong những năm gần đây vùng dân tộc stiêng đã có nhiều thay đổi lớn. Nhưng về mặt kinh tế xã hội vùng stiêng còn khá chậm phát triển và gặp không ít khó khăn. Tình trạng du canh du cư của người stieng mới tạm chấm dứt cách đây không lâu. Kinh tế nương rẫy với kỹ thuật canh tác đơn giản, lạc hậu còn chiếm vị trí chủ yếu trong đời sống xã hội. Những phong tục, tập quán, cấu trúc gia đình dòng họ và cư trú còn mang nhiều dấu vết của thời kì nguyên thủy đang chi phối không ít đến sinh hoạt, xã hội của người stieng.
Người stieng trong quá khứ cũng như trong hiện tại có những quan hệ về nguồn gốc lịch sử phát triển tộc người. Và có những mối giao lưu văn hóa với các dân tộc ít người ở Tây Nguyên. Vì vậy việc hiểu biết về tộc người stieng sẽ góp phần hiểu biết về xã hội các dân tộc ít người ở Bình Phước, Tây Nguyên.
B. Nội dung
Chương I: cấu trúc văn hóa
I.1 Chủ thể văn hóa
Người Stieng ở Bình Phước là một dân tộc bản địa có số dân đông nhất là 98.000 người chiếm 17,4% dân số toàn tỉnh. Họ tập trung cư trú về phía bắc thượng nguồn dòng sông Bé ( Người Stieng gọi dòng sông này là DakLung hay DakLay).
Người Stieng là tộc người bản địa ở đây có nền văn hóa đặc trưng tồn tại lâu đời.
I.2 Không gian văn hóa
Vào khoảng thế kỉ XIX, vùng cư trú của người Stieng về phía Nam kéo dài từ khoảng sông Bé đổ vào sông Đồng Nai, khu vực Hớn Quảng, Nha Bích là những địa điểm cư trú cực Nam của người Stieng vào đầu thế kỉ XX.
Theo truyền thuyết và các ghi chép của Quốc Sử Quán của nhà Nguyễn thì người Stieng có địa bàn cư trú kéo dài đến tận chân núi Bà Đen ở Tây Ninh.
I.3 Thời gian văn hóa
Người Stieng là tộc người cư trú sớm nhất, thế kỉ XIX, người stieng ở đây đã có sự giao lưu tiếp xúc với người Khmer, người Chăm và đặc biệt họ có sự cộng cư đan xen với người M’nông từ lâu. Vì vậy mà người Stieng ở Bình Phước có một nền văn hóa mang nhiều sắc thái chung với những người anh em xung quanh và người Stieng có những đặc trưng văn hóa tồn tại lâu đời mà chỉ người Stieng mới có.
Chương II: Đặc trưng văn hóa
II.1 Cách thức hoạt động sản xuất
Người Stieng sớm gắn bó với đất rừng (terpri) nhiều thế kỉ trôi qua người Stieng đã khai thác rừng và đất rừng để duy trì cuộc sống và sự phát triển của mình. Hoạt động sản xuất của người Stieng vẫn còn mang tính cộng đồng khá đậm nét. Cùng nhau khai thác một vùng đất rừng cùng tiến hành gieo trồng vào các thời gian như nhau, cùng giúp đỡ lẫn nhau trong sản xuất.
II.2 Tín ngưỡng, phong tục, lễ hội
II.2.1 Tín ngưỡng
Người stieng là cư dân nông nghiệp trồng lúa nước, đất đai là một tư liệu sản xuất quan trọng. Trong tín ngưỡng họ nhắc đến “yangpri” (thần rừng). vị thần này được người Stieng sùng bái và cầu nguyện trong mọi trường hợp bất trắc và cần sự giúp đỡ. “yangpri” có quyền lực vô biên, quyết định sự sinh tồn của mọi người Stieng sinh sống trên vùng đất rừng dưới quyền cai quản của thần.
Người Stieng quan niệm về thế giới siêu nhiên: trong quan niệm sơ khai của người Stieng, ngoài thế giới của con người đang sống còn tồn tại nhiều thế giới của thần linh ma quỷ, của người đã chết. Người Stieng có nhiều vị thần, hầu hết các vật đều có thần mà họ gọi là “yang”. Các thần linh ngự trị bên trên mặt đất, không gian và ngay cả trong lòng đất. Đất cũng có thần đất (yangter) ngự trong lòng đất. Rừng có thần rừng (yangpri) sinh sống trong những khu rừng thiêng. Các vị thần chịu trách nhiệm cai quản những gì thuộc về khu vực hoặc liên quan đến mình, một mặt giúp đỡ con người trong đời sống, mặt khác sẽ trừng phạt những kẻ độc ác xâm phạm đến thần linh bằng cách gây ốm đau bênh tật.
II.2.2 Phong tục
Tục cà răng:( tiếng dân tộc gọi là kosho) trẻ em từ 15 tuổi trở lên khi đã mọc hết răng thì bắt đầu cà răng. Nếu không cà răng sau này sẽ bị sâu đục và không có răng. Người Stieng cho rằng con gái không cà răng thì không được hạnh phúc trong hôn nhân, gia đình. Nếu đàn bà không chịu cà răng thì bị coi là người không có nhân phẩm. Ngày nay con gái stieng ở những vùng sâu vùng xa nếu như chưa cà răng vẫn khó lấy chồng.
Tục căng tai: (tiếng dân tộc gọi là torshutor) người Stieng cho rằng nếu không căng tai về già không sáng suốt, thông minh, còn có thể bị bệnh đần độn. Nếu phụ nữ không có con gái thì hai vợ chồng phải cùng nhau căng tai, họ cho rằng cà răng căng tai còn là biểu hiện quan niệm về cái đẹp.
II.2.3 Lễ hội
Lễ hội truyền thống của người Stieng: Lễ hội mừng lúa mới, lễ hội đâm trâu, nghi lễ đặt tên cho một thành viên mới.
Lễ hội mừng lúa mới (năng ba) tổ chức ngay khi thu hoạch được gùi lúa đầu tiên. Ngày tết mừng lúa mới nhà nào cũng sắm váy mới, áo mới cho thanh niên, phụ nữ ai cũng đeo hết các trang sức mà mình có để khoe với mọi người trong buôn. Các gia đình có hàng chục ché rượu cần và mổ trâu bò, heo để thiết đãi bà con buôn làng.
Nghi lễ đặt tên cho thành viên mới đây là một nghi lễ quan trọng trong hàng loạt nghi lễ vòng đời người.
Khi một đứa bé chào đời, là một sự kiện quan trọng. Bên cạnh niềm vui là trách nhiệm của gia đình và cộng đồng. Lễ đặt tên cho thành viên mới thường được tiến hành khi đứa trẻ được 2 đến 3 tháng tuổi; gia chủ chuẩn bị lễ vật: một con lợn, một con gà, một ché rượu cần, một kỷ vật cho đứa bé, sau đó gia đình mời già làng đến làm chủ lễ.
II.2.4 Văn hóa nghệ thuật
Người s’tiêng còn lưu giữ, kể cho nhau nghe rất nhiều truyện cổ tích, đặc biệt là loại truyện kể có liên quan đến địa danh. Lịch sử tộc người s’tiêng là vị tổ Djiêng - ngự trên núi Bà Rá vị tổ này rất giỏi về nghề làm lúa, săn bắn, rèn vũ khí, làm các bẫy thú rừng và dạy người stiêng biết yêu thương nhau. Ngoài ra còn rất nhiều câu truyện kể, thơ ca dân gian được những người già làng kể lại cho con cháu nghe.
Âm nhạc là những bài hát, múa, đặc biệt là đánh cồng chiêng với ngôn ngữ và sắc thái âm nhạc đặc trưng, tiếng cồng chiêng của người s’tiêng chuyền tải nhiều cảm xúc tâm trạng khác nhau đến người nghe và nó được xem là yếu tố tinh thần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người s’tiêng.
Chương III: Cách thức ăn, Ở, mặc
III.1 Nơi ở
Người stieng ở trong những ngôi nhà dài, tuy nhiên ở mỗi vùng khác nhau do điều kiện địa lí môi trường cư trú khác nhau mà ngôi nhà dài nơi đại gia đình cùng sống mang những đặc điểm riêng của từng vùng. Nhưng nhìn chung đều có những đặc điểm chung. Ngôi nhà được dài được lợp bằng tranh vách phên tre, có cửa ra vào phía đầu nhà. Không gian bên trong là nơi sinh sống của đại gia đình, phân chia làm nhiều bếp, người stieng gọi là ‘nak ’ tương dương với mỗi hộ gia đình nhỏ.
III.2 Trang phục
Trong điều kiện khí hậu rừng nhiệt đới nóng và ẩm, người stieng phục sức khá giản dị thuận tiện cho sinh hoạt và lao động. Trước đây đàn ông đóng khố ở trần, phụ nữ mặc váy ngắn đến bắp chân, áo chui đầu, nhưng thường ngày họ ít mặc áo, thích ở trần. Một số vùng phụ nữ stieng cũng mặc khố giống đàn ông. Vải may y phục do người stieng tự dệt hoặc trao đổi với người Mạ…
III.3 Ăn uống
Gạo và các loại bắp, khoai, sắn là lương thực thực phẩm chính của người stieng. Buổi sáng sớm phụ nữ stieng giã thóc trong các cối gỗ để lấy gạo ăn trong ngày. Cơm hoặc cháo là cách chế biến thức ăn phổ biến của người stieng. Người stieng thường nấu canh trong các ống tre, lồ ô lớn. Thức ăn hàng ngày của người stieng khá đạm bạc thường là rau rừng và vài con cá nhỏ bắt ở sông, suối hoặc một mẩu thịt rừng khô là đủ cho vả nhà.
C. Kết luận
Người s’tiêng ở bình phước là một dân tộc ít người. Nhưng trong quá trình hình thành và phát triển người stiêng đã tích lũy được những kinh nghiệm những truyền thống văn hóa của cha ông để lại tạo thanh bản sắc riêng của dân tộc mình. Các giá trị văn hóa đó được bảo lưu và thề hiện trên nhiều phương diện như tín ngưỡng phong tục tập quán, văn hóa nghệ thuật, lễ hội và cách ứng xử trong đời sống xã hội. Những giá trị văn hóa đó đã góp phần vào việc hình thành và tạo nên những quan hệ xã hội, và các mối quan hệ trong hoạt động sản xuất của người stiêng làm cho đời sống của người s’tiêng ngày càng phát triển.
Tài liệu tham khảo:
1. Phan An, Hệ thống xã hội tộc người của người Stiêng ở Việt Nam (từ giữa thế kỷ XIX đến năm 1975), NXB Đại học Quốc Gia TP.HồChí Minh: 2007
2.
http://www.vietbao.vn/Tet/Tet-cua-cac-d ... 16514/365/
3. http://www.binhthuan.gov.vn/khtt/vanhoa ... 000000.htm
4. http://www.baobinhduong.org.vn/detail.aspx?Item=79002
5. http://www.tintuc.xalo.vn/00-565739709/ ... i_mot.html
6. http://www.tanhlinh.com/tlnn/tlnn-474-L ... tieng.html







Mời xem tòan bộ hình ảnh


CHUYẾN TỪ THIỆN BÌNH PHƯỚC 19/9/2010


CHỦ ĐỀ"VUI TRUNG THU CÙNG NGƯỜI S'TIÊNG Ở BÌNH PHƯỚC "




Album sẽ tự chạy Slide Show

Nếu mạng quá yếu xin NHẤP CHỘT VÀO ĐÂY




Chọn hình ảnh để lưu lại tại đây










Bình Phước, Hớn Qủan-Đồng Phú 19/9/2009





SUỐI CAO XUÂN LỘC ĐỒNG NAI 5/9/2010


Chuyến từ thiện tháng 9


Khám bệnh Trao tặng quà cho đồng Bào Dân Tộc Châu Ro vùng núi Chứa Chan thuộc xã Suối cao, Huyện Xuân Lộc , Tỉnh Đồng Nai 5/9/2010


TRI ÂN TẤMN LÒNG VÀNG CỦA MỌI NGƯỜI TỰ NGUYỆN THAM GIA ĐÓNG GÓP GIÚP ĐỠ ĐỒNG BÀO DÂN TỘC CHÂU RO ĐỜI SỐNG TINH THẦN VÀ VẬT CHẤT .


-------------------------------------


VÙNG NÚI CHỨA CHAN GIA LÀO LÀ " NÓC NHÀ CỦA MIỀN ĐÔNG "


ĐOÀN TỪ THIỆN CHUNG MỘT TẤM LÒNG LÀ MÁI NHÀ CHUNG LUÔN MỞ RỘNG CỬA !


------------------------------


XIN CHÂN THÀNH CÁM ƠN TẤT CẢ TẬP THỂ CÁ NHÂN ĐÃ ĐÓNG GÓP CHO CHUYẾN ĐI THÀNH CÔNG VÀ TRỞ VỀ AN TÒAN . CÁM ƠN ĐẢNG ŨY , MTTQ, UBND, HỘI CHỮ THẬP ĐỎ HUYỆN XUÂN LỘC, VÀ XÃ SUỐI CAO , CÁM ƠN NI SƯ THÍCH NỮ QUẢNG NGHĨA, BS NGUYỄN VĂN TÒNG ... ĐÃ GIÚP CHÚNG TÔI THỰC HIỆN CHUYẾN ĐI NÀY.


XIN CHÂN THÀNH CÁM ƠN BS PHƯƠNG LAN, DS LOAN-THUỶ -TUYẾT, ANH CÔNG MINH VÀ TOÀN THỂ ANH CHỊ EM DƯỢC SĨ, BÁC SĨ, Y TÁ, LƯƠNG Y VÀ BẠN BÈ QUẬN 11 CỦA ĐOÀN TỪ THIỆN CHUNG MỘT TẤM LÒNG , CÁM ƠN CÁC ĐỒNG NGHIỆP VÀ BÈ BẠN TỪ LONG AN, BÌNH THUẬN , ĐỒNG NAI , CÁC QUẬN HUYỆN VÀ CÁC BỆNH VIỆN, HCTĐ , PHÒNG KHÁM TƯ NHÂN , CỦA TP HCM ĐÃ THAM GIA ĐÓNG GÓP TÀI LỰC, ĐỒNG HÀNH CÙNG CHÚNG TÔI .


CHÂN THÀNH CÁM ƠN BS TRẦN VĂN PHÚC Q10, NHÓM BẠN DS HẠNH BỆNH VIỆN TRIỀU AN - CHỊ THANH BÌNH QUẬN BÌNH TÂN , NHÓM BẠN CHỊ NGA - HỒNG CHÂU 45 PHẠM PHÚ THỨ Q6, NHÓM BẠN CÔ GIÁO TRƯỜNG BÌNH ĐÔNG Q8 , NHÓM TỪ TÂM QUẬN 6 ĐÃ ĐÓNG GÓP LƯƠNG THỰC, THỰC PHẨM , THUỐC CHỮA BỆNH CHO CHUYẾN ĐI .


CÁM ƠN CÁC NHÓM BẠN TỪ THIỆN CỦA ANH TRẦN VƯƠNG KHÔI Q11, NHÓM BẠN CỦA ANH VĂN THUẬN -CHỊ TƯỜNG VY Q4, NHÓM BẠN CỦA CHỊ THY OANH Q TÂN PHÚ, CHỊ TRANG Q PHÚ NHUẬN, CHỊ BÌNH - ANH TƯ PHƯỚC BÌNH THẠNH , BS THANH PHƯƠNG Q12, BS ÁI Q PHÚ NHUẬN , DS THẢO- BS ĐÀO Q TÂN BÌNH, YS BÔNG Q TÂN PHÚ ....


BAN TỔ CHỨC CÓ ĐIỀU GÌ SƠ SUẦT MONG QÚY VỊ THÔNG CẢM VÀ CHÂN THÀNH ĐÓNG GÓP XÂY DỰNG . CHÚNG TA KÌ VỌNG ĐOÀN TỪ THIỆN CHUNG MỘT TẤM LÒNG LÀ MỘT MÁI NHÀ CHUNG, NƠI TẬP TRUNG TRÍ LỰC, TÌNH YÊU THƯƠNG, TỰ NGUYỆN TỰ GIÁC, CHUNG SỨC CHUNG LÒNG CỦA MỌI NGƯỜI TẠO NÊN CHÍNH LỰC ĐẾN VỚI BỆNH NHÂN NGHÈO .


KÍNH CHÚC QUÝ VỊ THẬT NHỀU SỨC KHỎE VÀ NIỀM VUI TỪ THIỆN !


BAN TỔ CHÚC



Núi Chứa Chan



Bách khoa toàn thư mở Wikipedia



Núi Chứa Chan còn gọi là núi Gia Ray hay núi Gia Lào thuộc huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai, là ngọn núi cao thứ hai khu vực Nam Bộđồng bằng Sông Cửu Long, với chiều cao 800m so với mặt nước biển. Núi Chứa Chan nổi tiếng với phong cảnh hùng vĩ. Đá vôi là một đặc trưng của ngọn núi này. Đặc biệt ở độ cao 600m, núi Chứa Chan có một ngôi chùa nổi tiếng khắp vùng Nam Bộ. Hàng năm vào những dịp lễ hoặc những ngày rằm (tháng Giêng, tháng 7) hàng trăm ngàn du khách từ khắp nơi dến đây thắp hương, cúng tế, cầu nguyện cho gia đình và người thân được bình an.








Núi Chứa Chan Gia Lào






Núi Chứa Chan - chùa Gia Lào: Di tích lịch sử, danh thắng

Núi Chứa Chan cao khoảng 837m là một trong những ngọn núi hiếm hoi của miền Đông Nam bộ, một thắng cảnh hữu tình nằm gọn trên địa bàn huyện Xuân Lộc. Xung quanh núi có 4 suối nước trong mát quanh năm mang những cái tên rất quen thuộc của đồng bào dân tộc Châu Ro: Gia Ui, Gia Miên, Gia Liêu, Gia Lào.




Cây ba gốc trên chùa Gia Lào

Từ ngã ba Ông Đồn theo tỉnh lộ 766 đi hướng Đông Bắc khoảng 3 cây số, du khách đến chân núi Chứa Chan. Từ đây, theo đường mòn và những bậc đá tam cấp đã định hình để lên núi viếng chùa. Trên lưng chừng núi ở độ cao khoảng 600m có một hang đá thiên tạo về hướng Đông Bắc có mái vòm uốn cong tạo dáng hình rồng như kiến trúc chùa cổ, xung quanh khu vực này từ xưa, giới tu hành, đạo hạnh đã đến dựng chùa, trong đó có chùa Gia Lào (tức là chùa Bửu Quang Tự). Trong phạm vi khu vực núi Chứa Chan còn có mật khu Hầm Hinh nổi tiếng là địa điểm đóng quân của Ban chỉ huy quận quân sự 10, sau đó là Huyện đội Xuân Lộc trong khoảng thời gian từ năm 1946 đến cuối năm 1948. Hầm Hinh là một bãi đá tự nhiên gồm những viên đá granite xếp ken với nhau tạo thành một bức tường dày. Âm sâu bên trong là hang đá gồm những tảng đá lớn xếp chênh nhau tạo thành. Lòng hang sâu hun hút, khúc khuỷu với nhiều chỗ rộng hẹp, cao thấp khác nhau tạo thuận lợi cho việc thoát hiểm khi cần. Chính nhờ vị thế đó, Ban chỉ huy quận quân sự 10 (Xuân Lộc) đã chọn đóng quân và cũng từ địa điểm này các đồng chí: Đinh Quang Ân, Bùi Cát Vũ, Phạm Đình Công đã lập sở chỉ huy đánh giao thông đường sắt ở Trảng Táo, Gia Hinh, Bảo Chánh. Năm 1947, đồng chí Nguyễn Văn Tạo lúc này là chủ tịch quận bộ Việt Minh Xuân Lộc và đồng chí Huỳnh Công Tâm (Tư Ước), chỉ huy trưởng quận quân sự 10, kiêm chỉ huy trưởng ban bảo vệ căn cứ địa Gia Ray đã tạm mượn chùa Chánh Giác ở mật khu Hầm Hinh để chứa thóc gạo làm trạm tiếp tế lương thực cho bộ đội và cán bộ trong huyện. Cuối năm 1948, giặc Pháp tiến hành càn quét vùng quanh núi Chứa Chan, mật khu Hầm Hinh bị lộ, quân Pháp và Việt gian đốt chùa Chánh Giác, lúa gạo cháy suốt 6 ngày đêm còn ngút khói. Thời gian sau, thầy trò chùa Chánh Giác lại chạy lên chùa Bửu Quang tiếp tục tu hành, vận động bá tánh ủng hộ kháng chiến.
Tháng 5-1947, đồng chí Lê Duẩn, Bí thư xứ ủy Nam bộ trên đường đi công tác từ Nam Trung bộ vào đến núi Chứa Chan. Đồng chí đã lưu lại căn cứ của huyện Xuân Lộc tại khu vực chùa Gia Lào một thời gian.

* Núi Chứa Chan - chùa Gia Lào: Điểm hẹn du lịch
Từ chân núi lên chùa chừng 2km, đặc biệt là khi du khách leo hết dốc khoảng 300 bậc đá sẽ đến một đoạn đường bằng phẳng rợp bóng cây. Đến cây 1 ngọn 3 gốc gặp suối Tiên, du khách có thể hết sức thích thú khi vốc nước rửa mặt. Nguồn nước từ trong hang núi chảy ra, thật trong mát. Vượt dốc 3, du khách sẽ đến chùa, chùa được kiến tạo dựa vào hình thể thiên nhiên, chánh điện xây mái vòm uốn cong bên trên hang đá của hàm rồng. Tất cả tạo nên một quần thể những hang động thiên nhiên được bàn tay con người xây đắp thêm phần thẩm mỹ, tạo cho ngôi chùa một vẻ thâm nghiêm kỳ vĩ.

Vào ngày cuối tuần về Xuân Lộc, du khách có thể bơi thuyền trên hồ Gia Ui (thuộc xã Xuân Tâm) cách thị trấn Gia Ray khoảng 5km về phía Đông Bắc; rồi ghé qua khu vui chơi giải trí hồ Núi Le (toạ lạc tại khu 7, thị trấn Gia Ray) để thưởng thức các món ăn đặc sản của sông, hồ... ngắm cảnh thiên nhiên sông núi hữu tình. Từ giã hồ Núi Le thơ mộng, du khách về lại núi Chứa Chan lên viếng chùa Gia Lào, dùng bữa cơm chay, đêm ngủ võng trong những chòi lá dựng cheo leo trên sườn núi để thưởng thức một đêm ngủ rừng đầy thú vị.
Sớm tinh sương vào chùa thắp hương cúng Phật, du khách còn thời gian thưởng thức vẻ đẹp của rừng núi, của bạt ngàn nương rẫy với những vườn cây ăn trái xanh tươi, như: mít, bơ, chôm chôm, chuối, sầu riêng, cam, quýt... Ở đây còn có hàng chục loài hoa kiểng bốn mùa trổ hoa ngát hương làm du khách ngất ngây có cảm giác như sống giữa bồng lai tiên cảnh.
Thêm một tin vui nữa là sau khi núi Chứa Chan được công nhận di tích lịch sử - danh thắng, huyện Xuân Lộc sẽ đầu tư hệ thống cáp treo phát triển du lịch ở khu vực này. Đến lúc đó chắc chắn khu di tích - danh thắng núi Chứa Chan sẽ là một điểm du lịch lý tưởng, một điểm hẹn hấp dẫn cho du khách.

Điểm KHCN xã Xuân Trường


Chùa Gia Lào



Từ TP.Biên Hòa theo quốc lộ 1, cách TP.HCM khoảng 80km, du khách sẽ đến với núi Chứa Chan ở Thị Trấn Gia Ray – Huyện Xuân Lộc, Đồng Nai.



Núi Chứa Chan cao 837m với Chùa Bửu Quang (thường gọi là chùa Gia Lào) trên đỉnh núi là điểm du lịch thu hút nhiều du khách hành hương.


Chùa Bửu Quang được xây dựng từ đầu thế kỷ XX, với chánh điện mái vòm, toạ lạc trên một hang đá có dáng hàm Rồng. Toàn bộ quần thể kiến trúc chùa đều dựa theo những hang động thiên nhiên, tạo nên nét độc đáo giữa chốn thâm nghiêm kỳ vĩ của núi rừng. Suối Tiên trong vắt, nước chảy róc rách quanh năm và cây đa ba gốc thần bí ở lưng chừng núi như minh chứng thêm cho các huyền tích được truyền từ bao đời của vùng sơn cước này. Từ độ cao hơn 600 mét, phóng tầm nhìn ra xa du khách có thể chiêm ngưỡng cảnh quan thiên nhiên hữu tình, và lòng người sẽ cảm thấy thư thái sau chặng đường dốc lắm gian nan vất vả.


Núi Chứa Chan ngày nay còn lưu lại nhiều dấu tích hoạt động cách mạng qua hai cuộc kháng chiến của người Đồng Nai, vì đây là căn cứ kháng chiến của nhân dân huyện Xuân Lộc và chùa Bửu Hưng từng là căn cứ hậu cần, nơi trú đóng của nhiều cán bộ chiến sĩ cách mạng trong cuộc chiến tranh giải phóng đất nước.


Hoàng Trung


BẤM VÀO ĐÂY ĐỂ XEM THÊM


Núi Chứa Chan đang là điểm du lịch lý tưởng ở Đồng Nai


Geographic features & Photographs around Núi Chứa Chan, in (VM40), Vietnam




MỘT SỐ HÌNH ẢNH CHUYẾN ĐI Ở ĐÂY (XIN NHẤP CHUỘT VÀO ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ )


http://picasaweb.google.com/namha.006/SuoiCaoXuanLocONGNAI592010?feat=directlink





-----------------------------------------------------------------------------------


CHỦ NHẬT NGÀY 29/8/2010 KHÁM BỆNH TỪ THIỆN CÙNG HCTĐ Q10 TẠI BÌNH ĐẠI BẾN TRE


http://picasaweb.google.com/maituongvy14/BENTRE2982010#slideshow


http://picasaweb.google.com/maituongvy14/BENTRE2982010#slideshow/5510803698824424210




TRIẾT LÝ VỀ TỪ THIỆN

http://vn.360plus.yahoo.com/lac_hong20/article?new=1&mid=71 Phi lộ


ĐÒAN TỪ THIỆN CHUNG MỘT TẤM LÒNG ra đời do tâm nguyện của những người thày thuốc và những tất cả những người cùng chí hướng làm từ thiện muốn đem tình yêu thương và công sức của mình chia sẻ với người nghèo, những bệnh nhân, người tàng tật cần sự giúp đỡ. Đòan luôn mở rộng cửa đón nhận mọi người tham gia với lời mời gọi :


" DÙ BẠN LÀ AI, DÙ BẠN Ở ĐÂU, DÙ BẠN ĐANG LÀM GÌ ? VẨN CÓ THỂ LÀM TỪ THIỆN "




HÌNH ẢNH HỌAT ĐỘNG XEM Ở ĐÂY




ĐIỆN THOẠI LIÊN HỆ: 0907038734 - 01685592159



TRIẾT LÝ PHẬT GIÁO VỀ HẠNH PHÚC


Ðức Phật chỉ dạy bốn đức để đưa đến sự hạnh phúc:


a) Phải có đức tin và tín nhiệm nơi giá trị cao thượng của đạo đức, tinh thần và trí tuệ.


b) Không sát sinh hại vật, không trộm cắp, không lường gạt, không tà dâm, không nói dối, không sử dụng các chất gây nghiện, gây say.


c) Phải bố thí, quảng đại, không tham luyến.


d) Phải khai thông tuệ giác để tận diệt nguồn gốc của sự khổ hầu tiến đến đạo quả Niết Bàn.


Kinh tế Phật giáo còn được nhìn nhận trong những lý giải vô thường, mà chính dân gian đã đúc kết "không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời". Nên hiểu "họ" và "đời" ở đây là một sự phiếm chỉ cho những khả năng thay đổi bất ngờ và vai trò của cá nhân trong việc duy trì và sử dụng tài sản. Sự huỷ hoại của cải có thể đến trong một vài giờ, một vài năm, cho đến một vài chục năm. Hiện thực chỉ ra, trong khi nắm giữ của cải, sự do dự khi chia sẻ (kinh tế) giữa ngôi chùa lớn với ngôi chùa nhỏ, đã cho thấy không đơn giản để nhà sư làm kinh tế khi những động lực hành Bồ tát đạo còn chưa thuần thục.


Bằng không, việc nhà sư làm kinh tế cũng không ngoài cuộc chạy đua để dồn tụ của cải nhằm phát triển ngôi chùa của mình giống như một "công ty" không hơn không kém. Nếu không trả lời được câu hỏi này, có lẽ nhà sư không nên làm kinh tế, vì trước sau, chính nhà sư là người sẽ khoét sâu thêm khoảng cách giàu nghèo vốn đang gia tăng trong xã hội, mà vốn dĩ của cải được nhìn nhận theo tinh thần Phật giáo là luôn luôn vô thường, không bền vững.



QUAN NIỆM CỦA PHẬT VỀ VIỆC LÀM TỪ THIỆN


Bồ tát đạo, trong đó có sáu nguyên tắc: bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí tuệ.


Trong kinh Bố thí, Đức Phật dạy: "Các Tỳ Kheo, có hai loại bố thí - tài thí và pháp thí; trong hai loại bố thí này, pháp thí là cao nhất. Các Tỳ kheo, có hai sự phân phát: Phân phát của cải và phân phát đạo pháp; trong hai sự phân phát này, phân phát đạo pháp là cao nhất. Các Tỳ kheo, có hai cách giúp đỡ (nhiêu ích - anuggaha): Giúp đỡ của cải và giúp đỡ đạo pháp; trong hai cách giúp đỡ này, giúp đỡ đạo pháp là cao nhất".


Theo Đại đức Thích Thanh Thắng VnNet



Quan niệm Làm Từ Thiện


của Đoàn Từ Thiện Chung Một Tấm Lòng


Chia sẻ với cuộc sống, với một người, chỉ với một phần rất nhỏ


cái của mình có thể cho đi để tạo nên những giá trị nhân bản lớn .


1/Làm lệch cán cân đạo đức của xã hội về bên Thiện .



2/ Tạo nên niềm vui, hạnh phúc cả cho người cho và người nhận sự giúp đỡ . Niềm vui và hạnh phúc dù nhỏ cũng làm tăng sức khỏe của con người giúp đề kháng bệnh tật, sống lâu hơn , chất lượng hơn, ý nghĩa hơn . Tăng cường sức lao động (năng suất lao động) và sức sáng tạo xã hội . Xã hội có nhiều người vui, nhiều người khỏe, nhiều người hạnh phúc sẽ là một xã hội tốt đẹp .


IMG0344A[1]


ĐẮC LẮC 31-10-2009 (381).JPG


3/ Làm Từ Thiện là cho đi một cái nhỏ sẽ nhận lại nhiều cái giá trị lớn . Cái lớn nhất là giàu lên ở trong TÂM mà mọi con người luôn phải kính trọng (kể cả kẻ giàu có) vẫn quen được gọi là " TẤM LÒNG VÀNG ". Kế đến là sự thanh thản , phấn chấn trong tâm hồn. Rồi cả người cho và người nhận đều ngộ ra CHÂN GIÁ TRỊ CỦA CUỘC SỐNG (cái gì là quý giá nhất trong cuộc đời này?)...


ĐẮC LẮC 31-10-2009 (330).JPG


3/ Đối với gia đình làm Từ thiện là cách LÀM GƯƠNG giáo dục nhân cách cho con cháu và gương sáng cho hậu duệ về sau SỐNG TỬ TẾ sẽ được may mắn, tránh họa báo . Nhìn vào thực tế những người trẻ tuổi thích tham gia công tác Từ Thiện có thể suy ra rằng họ có một sự hiểu biết tốt , được giáo dục tốt từ trong gia đình hay trong xã hội họ đang sống !.



4/ Nhiều người làm Từ Thiện phong trào sẽ lan rộng lớn lên . Đất nước có nhiều người tốt là đất nước tốt, tương lai tươi đẹp hơn, đáng yêu hơn . Nhiều người tốt sẽ cảm hóa được số ít kẻ xấu, làm cho kẻ xấu hướng thiện có mục tiêu rõ ràng . Làm cho con người có niềm tin vào cuộc sống : Người tốt bao giờ cũng nhiều hơn kẻ xấu , điều tốt bao giờ cũng nhiều hơn điều không tốt , cái đẹp bao giờ cũng nhiều hơn cái xấu .....



5/ Bản chất của Thần Thánh cũng là con người, con người ấy đã trải qua tu luyện, thử thách mà nên. Nuôi Tâm Thiện, làm việc thiện cũng là một trường thử thách . Nghe hai chữ " Từ Thiện " chớ vội tin nó xuất phát từ cái Tâm Thiện . Cái Tâm Thiện chỉ bộc lộ ra trong những công việc cụ thể mà thôi . Như vậy Tham gia với Đoàn Từ Thiện Chung Một Tấm Lòng là để làm việc Tâm Thiện và để lắng nghe tiếng nói tự trái tim của mình, để nghiệm ra điều tốt của con người nằm ở đâu ? và để hứng lấy, tận hưởng lấy niềm vui, hạnh phúc, đích thực do mình tạo ra qua mỗi chuyến đi !


6/ Làm một việc mà vững thêm tay nghề, tăng thêm kỹ năng sống ?Làm một việc mà dư âm còn mãi, dù lớn , dù nhỏ cũng là làm việc ân đức ghi sâu, được mọi người hoan nghênh ? Chỉ là làm việc Thiện !. Làm việc nhỏ mà nên giá trị lớn , bài học lớn cho con cháu đời sau ? Chỉ là làm việc thiện ! Làm một việc mà tâm hồn thảnh thản, tỏa hồn thơ , ý nhạc, người người quý mến , kính trọng, yêu thương nhau ? Chỉ là làm Từ Thiện ! ...Từ thiện chí tâm, thật lòng.


Và còn nhiều giá trị khác nữa đã làm cho ĐOÀN TỪ THIỆN CHUNG MỘT TẤM LÒNG hình thành và phát triển lớn mạnh mỗi ngày !


BS NAM HA


NHÓM SÁNG LẬP ĐOÀN CHUNG MỘT TẤM LÒNG


http://namha.tk


http://tuthien.vnweblogs.com/


Từ thiện - Anh chị em ơi